Các yêu cầu
1.
Bản đồ trích lục đất (bản sao)
2.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản sao)
Căn cứ pháp lý
1.
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội Khóa 13 thông qua ngày 18/06/2014
Điều: 46, 48, 49, 50.2, 53, 54.2.b, 56, 57
2.
Luật số 38/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam Khóa XII thông qua ngày 19/06/2009
Điều: 1.1
3.
Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phù về quản lý dự án, đấu tư xây dựng công trình
Điều: 8, 11.3, 13.1.b, 16.1.a, 16.2.b
4.
Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2010 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng
Điều: 20
Thông tin bổ sung
Xin hãy tham khảo Điều 13.1.b của Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng để biết thêm thông tin khi nào NĐT cần lập thiết kế xây dựng hai hoặc ba bước.
Trong trường hợp cần lập thiết kế xây dựng một bước, NĐT chỉ cần lập thiết kế bản vẽ thi công và báo cáo kinh tế kỹ thuật là đủ bộ hồ sơ xin giấy phép xây dựng.
NĐT có thể tự lập thiết kế xây dựng nếu có đủ kiến trúc sư và kỹ sư đáp ứng được các yêu cầu theo điều 36 của Nghị định 12/2009/NĐ-Cp về quản lý dự án đầu tư xây dựng. Nếu không, NĐT sẽ phải thuê công ty dịch vụ tư vấn thiết kế xây dựng có tư cách pháp nhân lập thiết kế xây dựng, Chi phí thiết kế sẽ phát sinh trong trường hợp đó.
LƯU Ý:Dự toán chi phí xây dựng được cung cấp trong 'báo cáo kinh tế kỹ thuật' sẽ được dùng cho việc tính phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng và sau đó tính lệ phí tham gia ý kiến thiết kế cơ sở trong các bước về sau.